Lộ trình áp dụng IFRS - Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì cho năm 2025

Thứ sáu - 04/10/2024 05:58
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2025, nhiều doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải lập báo cáo tài chính theo IFRS, tạo ra bước ngoặt lớn trong quản trị tài chính và minh bạch thông tin. Tuy nhiên, để sẵn sàng cho giai đoạn này, các doanh nghiệp cần nắm rõ lộ trình, yêu cầu cụ thể và chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Lộ trình áp dụng IFRS - Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì cho năm 2025
Lộ trình áp dụng IFRS - Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì cho năm 2025
 

1. IFRS là gì? 

      IFRS, viết tắt của “International Financial Reporting Standards” – Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế, là tập hợp các chuẩn mực và quy tắc được thiết kế, phát triển, và ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) – một tổ chức phi lợi nhuận.
Mục tiêu của IFRS là xây dựng một khuôn khổ kế toán toàn cầu, từ đó giúp các Báo cáo Tài chính (BCTC) của doanh nghiệp và tổ chức trên khắp thế giới trở nên minh bạch, đồng bộ. Nhờ vậy, các kế toán viên, kiểm toán viên và nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh và hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Đặc điểm nổi bật của IFRS là tập trung vào việc hướng dẫn và diễn giải chung về cách lập BCTC, thay vì đưa ra các quy định chi tiết cho từng ngành nghề. Hiện nay, IFRS đang được áp dụng tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Việt Nam.
 

2. Áp dụng IFRS có lợi ích và khó khăn gì cho doanh nghiệp?

     Lợi ích:
Việc áp dụng IFRS đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như mở rộng khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế, giảm thiểu chi phí vốn, nâng cao chất lượng và độ tin cậy của báo cáo tài chính, đồng thời tăng tính minh bạch. Hơn nữa, IFRS cung cấp một khuôn khổ tiêu chuẩn hóa các thực hành kế toán trên toàn cầu, giúp việc so sánh thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp và quốc gia trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
     Khó khăn: 
  • Thị trường tài chính chưa phát triển đủ các công cụ tài chính cần thiết để hỗ trợ quá trình áp dụng IFRS một cách hiệu quả.
  • Người sử dụng báo cáo tài chính chưa có đủ sự nhận thức và đánh giá đúng về tầm quan trọng của IFRS.
  • Các văn bản hướng dẫn liên quan đến IFRS còn thiếu đồng bộ và chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ.
  • Khái niệm về giá trị hợp lý chưa được hiểu và áp dụng đúng cách trong môi trường kế toán hiện tại.
  • Đội ngũ nhân sự kế toán chưa có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để xử lý các yêu cầu phức tạp của IFRS.
  • Doanh nghiệp chưa thực sự chủ động và mong muốn minh bạch hóa thông tin tài chính theo chuẩn mực quốc tế.
  • Sự khác biệt giữa hệ thống kế toán và chính sách thuế nội địa so với các yêu cầu của IFRS còn là một thách thức lớn.

3. Lộ trình áp dụng IFRS

      Giai đoạn 1: 2019 - 2021: Giai đoạn chuẩn bị Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều bước quan trọng để chuẩn bị cho việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Cụ thể như sau:
  • Công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt: Một bản dịch chính thức và chính xác của IFRS đã được thực hiện, nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan tại Việt Nam hiểu rõ và áp dụng chính xác các chuẩn mực này.
  • Đào tạo nguồn nhân lực: Các chương trình đào tạo chuyên sâu về IFRS đã được triển khai để cung cấp kiến thức cho cán bộ tài chính, kế toán, kiểm toán và các nhà quản lý. Việc đào tạo này nhằm đảm bảo đội ngũ nhân lực có đủ kỹ năng và hiểu biết để áp dụng IFRS vào thực tế.
  • Xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS: Bộ Tài chính cùng các cơ quan chức năng đã phát hành các hướng dẫn chi tiết để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng IFRS. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS.
      Giai đoạn 2: 2022 - 2025: Giai đoạn thử nghiệm Trong giai đoạn thử nghiệm, IFRS sẽ được áp dụng có chọn lọc đối với một số doanh nghiệp lớn và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể:
  • Bộ Tài chính lựa chọn một số doanh nghiệp để thử nghiệm: Các doanh nghiệp này bao gồm công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, các công ty niêm yết và các công ty đại chúng có quy mô lớn nhưng chưa niêm yết. Họ sẽ được yêu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS. Việc áp dụng IFRS trong giai đoạn này giúp kiểm tra tính khả thi, nhận diện những thách thức và khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện.
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được phép tự nguyện áp dụng IFRS: Những công ty FDI này, nếu thấy cần thiết và có lợi ích từ việc áp dụng IFRS, có thể tự nguyện lập báo cáo tài chính riêng theo IFRS mà không phải chờ đến giai đoạn bắt buộc.
      Giai đoạn 3: Từ 2025 trở đi: Giai đoạn bắt buộc Từ năm 2025, IFRS sẽ trở thành chuẩn mực báo cáo tài chính bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể:
  • Tất cả công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn sẽ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc chuẩn hóa và minh bạch hóa báo cáo tài chính tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường vốn quốc tế và thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
  • Các doanh nghiệp khác có thể tự nguyện áp dụng IFRS cho báo cáo tài chính riêng của mình. Điều này tạo ra sự linh hoạt cho các công ty nhỏ hơn, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh và nhu cầu cụ thể của họ.

4. Hướng dẫn áp dụng hệ thống chuẩn mực IFRS

  • Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng IFRS phải áp dụng tất cả các IFRS đã có hiệu lực theo quy định của IASB tại cùng một thời điểm. Khi IASB có sự sửa đổi, bổ sung các IFRS thì Việt Nam sẽ áp dụng chậm nhất sau 3 năm kể từ thời điểm các sửa đổi, bổ sung IFRS có hiệu lực.
  • Doanh nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng IFRS lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính riêng không phải lập báo cáo tài chính theo VAS, chỉ phải lập duy nhất một bộ báo cáo tài chính theo IFRS để công bố theo pháp luật Việt Nam.
  • Điểm khác nhau giữa IFRS và VAS:
 

STT

IFRS

VAS

Ảnh hưởng đáng kể

1

Không có chuẩn mực riêng

VAS 01

Không

2

IAS 1 – Trình bày báo cáo tài chính
VAS 21

3

IAS 2 – Hàng tồn kho
VAS 02
Không

4

IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
VAS 24

5

IAS 8 – Chính sách KT, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót
VAS 29
Không

6

IAS 10 – Các sự kiện sau niên độ
VAS 23
Không

7

IAS 11* – Hợp đồng xây dựng (thay thế bởi IFRS 15 từ 2018)
VAS 15
Phụ thuộc

8

IAS 12 – Thuế TNDN
VAS 17
Không

9

IAS 16 – Bất động sản, nhà xưởng máy móc thiết bị
VAS 03

10

IAS 17* – Thuê tài sản (IFRS 16 từ 2019)
VAS 06

11

IAS 18* – Doanh thu (thay thế bởi IFRS 15 từ 2018)
VAS 14

12

IAS 19 – Phúc lợi cho người lao động
Chưa có CM

13

IAS 20 – Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ
Chưa có CM
 

14

IAS 21 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
VAS 10
Phụ thuộc

15

IAS 23 – Chi phí đi vay
VAS 16
Không

16

IAS 24 – Thông tin về bên liên quan
VAS 26
Không

17

IAS 26 – Kế toán/báo cáo quỹ hưu trí
Chưa có CM
Không

18

IAS 27 – Báo cáo tài chính riêng
VAS 25

19

IAS 28 – Các khoản đầu tư vào công ty liên kết
VAS 7
Không

20

IAS 29 – BCTC trong điều kiện kinh tế siêu lạm phát
Chưa có CM
Phụ thuộc

21

IAS 32 – Công cụ tài chính: Trình bày
Chưa có CM

22

IAS 33 – Lãi trên cổ phiếu
VAS 30

23

IAS 34 – Báo cáo tài chính giữa niên độ
VAS 27
Không

24

IAS 36 – Giảm giá trị tài sản
Chưa có CM

25

IAS 37 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
VAS 18
Không

26

IAS 38 – Tài sản cố định vô hình
VAS 4

27

IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận, xác định giá trị
Chưa có CM
28
IAS 40 – Bất động sản đầu tư
VAS 5
29
IAS 41 – Nông nghiệp
Chưa có CM
30
IFRS 1 – Lần đầu áp dụng IFRS
Chưa có CM
31
IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
Chưa có CM
Không
32
IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh
VAS 11
Không

33

IFRS 4 – Hợp đồng bảo hiểm
VAS 19
Không

34

IFRS 5 – Tài sản dài hạn giữ để bán/hoạt động không liên tục
Chưa có CM
Không

35

IFRS 6 – Khai thác và đánh giá các nguồn tài nguyên khoáng sản
Chưa có CM

36

IFRS 7 – Công cụ tài chính – Trình bày
Chưa có CM
Không

37

IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh

VAS 28

38

IFRS 9 – Công cụ tài chính (từ năm 2018)

Chưa có CM

Không

39

IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất

VAS 25

Phụ thuộc

40

IFRS 11 – Các thỏa thuận đồng kiểm soát

VAS 8

Không

41

IFRS 12 – Thuyết minh về lợi ích tại các đơn vị khác

Chưa có CM

Không

42

IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý

Chưa có CM

43

IFRS 14 – Các khoản hoãn lại do yêu cầu luật định (2016)

Chưa có CM

Không

44

IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng, thay thế IAS 11, IAS 18, IFRIC 13, IFRIC 15, IFRIC 18 (từ năm 2018)

Chưa có CM

45

IFRS 16 – Thuê

 


Những điểm khác biệt quan trọng:
 

Khác biệt

IFRS

VAS

Hệ thống báo cáo tài chính

- Báo cáo tình hình tài chính

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các nguồn thu nhập khác

- Báo cáo thay đối nguồn vốn chủ sở hữu

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Phân biệt tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn

Có thể lựa chọn trình bày hoặc không trình bày. Trường hợp không trình bày riêng biệt thì phải được trình bày theo thứ tự tính thanh khoản tăng dần

Phải được trình bày riêng biệt trên BCĐKT. Trường hợp không thể phân loại, thì phải được trình bày theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần

Lợi ích của cổ đông thiểu số (“lợi ích của cổ đông không kiểm soát”)

- Có sự thay đổi trong thuật ngữ từ “lợi ích của cổ đông thiểu số” thành “lợi ích của cổ đông không kiểm soát” (NCI). 

- NCI được trình bày bao gồm trong vốn chủ sở hữu

- Vẫn dùng thuật ngữ “lợi ích của cổ đông thiểu số”, và được trình bày riêng biệt với vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

- TT 202 sửa đổi “lợi ích của cổ đông không kiểm soát”, và được trình bày bao gồm trong VCSH

Giá trị tối thiểu

Không quy định giá trị tối thiểu

Quy định hiện tại là 30.000.000 VNĐ

Nguyên giá

Bao gồm cả chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, di chuyển tài sản và khôi phục mặt bằng.

Không có hướng dẫn cụ thể

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Hai phương pháp:

Giá gốc; và Giá đánh giá lại (theo nhóm tài sản)

Phương pháp giá gốc (Chỉ đánh giá lại theo quy định cụ thể. Ví dụ như cổ phần hóa, góp vốn vào đơn vị khác v.v.)

Thời gian sử dụng và giá trị tối thiểu

Không quy định cụ thể

Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm và giá trị tối thiểu từ 30.000.000 VNĐ trở lên

Xác định giá trị sau khi ghi nhận

Sau ghi nhận ban đầu, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo phương pháp giá gốc hoặc giá trị đánh giá lại

Có đánh giá giảm giá trị tài sản khi giá trị có thể thu hồi < giá trị còn lại

Phương pháp giá gốc

Không có đánh giá giảm giá trị tài sản

Chi phí trước hoạt động

Ghi nhận toàn bộ vào chi phí

Chi phí thành lập DN, chi phí quảng cáo và đào tạo nhân viên trước hoạt động, chi phí giai đoạn nghiên cứu, chi phí dịch chuyển địa điểm: có thể thực hiện phân bổ dần, tối đa không quá 3 năm

Khấu hao

Theo thời gian hữu dụng của tài sản, quyết định bởi BGĐ

Tương tự IFRS, tuy nhiên thời gian hữu dụng có giới hạn là 20 năm


5. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho năm 2025? 

      Để đáp ứng yêu cầu áp dụng IFRS bắt buộc vào năm 2025, các doanh nghiệp cần thực hiện một số bước chuẩn bị quan trọng:
  • Xem xét và đánh giá hệ thống kế toán hiện tại: Doanh nghiệp cần kiểm tra lại các quy trình kế toán và hệ thống báo cáo tài chính hiện tại để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được yêu cầu của IFRS.
  • Nâng cao kỹ năng cho nhân viên kế toán và tài chính: Đội ngũ kế toán cần được đào tạo chuyên sâu về IFRS để nắm vững các chuẩn mực này và áp dụng chính xác vào công việc hàng ngày.
  • Cập nhật và điều chỉnh hệ thống công nghệ: Các hệ thống phần mềm kế toán, quản lý tài chính cần được nâng cấp để hỗ trợ việc lập báo cáo tài chính theo IFRS.
  • Lên kế hoạch chuyển đổi dữ liệu tài chính: Doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch chuyển đổi từ VAS sang IFRS, bao gồm việc xác định các khoản mục tài chính cần điều chỉnh, cũng như phương pháp tính toán phù hợp với IFRS.
  • Tăng cường hợp tác với đơn vị kiểm toán và tư vấn tài chính: Doanh nghiệp nên làm việc chặt chẽ với các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính để đảm bảo việc chuyển đổi sang IFRS diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
      Việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ giai đoạn đầu sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn khi áp dụng IFRS trong tương lai.  
 Từ khóa: Bản tin thuế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hướng dẫn thực hiện hoá đơn đúng luật cho Doanh nghiệp Xăng dầu năm 2024

Hướng dẫn thực hiện hoá đơn đúng luật cho Doanh nghiệp Xăng dầu năm 2024

Tất cả doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đều bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử cho mọi giao dịch bán hàng, không phân biệt giá trị. Điều này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần nắm rõ quy định, thủ tục để thực hiện đúng luật, tránh rủi ro xử phạt và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi.
Bài viết này sẽ cung cấp cẩm nang chi tiết về cách thức xuất hóa đơn điện tử đúng luật cho doanh nghiệp xăng dầu trong năm 2024.

Xem tiếp...