Những cập nhật quan trọng về chính sách thuế 2024 và cách thực hiện

Chủ nhật - 13/10/2024 22:42
Chính sách thuế 2024 được điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội, cải thiện nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy minh bạch trong việc quản lý thuế. Mục tiêu của các thay đổi là hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau đại dịch, thúc đẩy các ngành ưu tiên, đồng thời hạn chế thất thu thuế qua việc siết chặt các quy định đối với hoạt động kinh doanh online, thương mại điện tử và các giao dịch quốc tế.
Những Cập Nhật Quan Trọng Về Chính Sách Thuế 2024 và Cách Thực Hiện
Những Cập Nhật Quan Trọng Về Chính Sách Thuế 2024 và Cách Thực Hiện

I. Tổng quan về những thay đổi và tác động của chính sách thuế trong năm 2024 đến doanh nghiệp

Chính sách thuế 2024 được điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội, cải thiện nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy minh bạch trong việc quản lý thuế. Mục tiêu của các thay đổi là hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau đại dịch, thúc đẩy các ngành ưu tiên, đồng thời hạn chế thất thu thuế qua việc siết chặt các quy định đối với hoạt động kinh doanh online, thương mại điện tử và các giao dịch quốc tế.
Ảnh hưởng của các chính sách thuế mới đến doanh nghiệp
  • Thuế VAT: Doanh nghiệp trong các ngành như sản xuất và bán lẻ có thể phải đối mặt với mức thuế suất cao hơn hoặc các quy định mới về khấu trừ thuế, khiến chi phí hoạt động gia tăng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Một số ngành sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế, nhưng các ngành khác có thể bị ảnh hưởng bởi mức thuế suất cao hơn hoặc thay đổi trong quy định về chi phí được trừ.
II. Những Điểm Mới Trong Chính Sách Thuế 2024 và hướng dẫn thực hiện

1. Thuế GTGT

a. Gia Hạn Thời Hạn Nộp Thuế Giá Trị Gia Tăng 2024

  • Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, vận tải, dịch vụ lưu trú, giáo dục và doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ sẽ được gia hạn thời gian nộp thuế GTGT trong năm 2024. Thời gian gia hạn bao gồm kỳ tính thuế từ tháng 5 đến tháng 9/2024 (nếu kê khai theo tháng) và quý II, quý III/2024 (nếu kê khai theo quý). Xem thêm tại bài viết Những đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, tiền thuế đất từ 17/6/2024 đến hết 31/12/2024.
  • Thời gian gia hạn cụ thể:
- Tháng 5/2024, tháng 6/2024, quý II: Gia hạn 5 tháng.
- Tháng 7/2024: Gia hạn 4 tháng.
- Tháng 8/2024: Gia hạn 3 tháng.
- Tháng 9/2024, quý III/2024: Gia hạn 2 tháng.
  • Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế: Doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý theo đúng quy định, nhưng chưa phải nộp phát sinh trên tờ khai đã kê. Hồ sơ đề nghị gia hạn có thể nộp trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện. 
Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất lần đầu/thay thế khi phát hiện sai sót cho toàn bộ số thuế phát sinh trong kỳ tính thuế được gia hạn cùng thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng/quý.
Nếu không nộp cùng thời điểm thì thời hạn nộp chậm nhất là 30/9/2024. Khi đó, cơ quan thuế vẫn gia hạn nộp thuế của các kỳ phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp Giấy đề nghị gia hạn.
Nếu nộp sau ngày 30/9/2024 thì không được gia hạn nộp thuế GTGT.
Lưu ý rằng cơ quan thuế sẽ không thông báo về việc chấp nhận gia hạn và không tính lãi nộp chậm trong thời gian gia hạn.
  • Thời hạn nộp thuế:
- Thuế GTGT tháng 5/2024: Hạn chót 20/11/2024.
- Thuế GTGT tháng 6/2024 - tháng 9/2024: Hạn chót 20/12/2024.
- Thuế GTGT quý II, quý III/2024: Hạn chót 31/12/2024.
  • Lưu ý: Nếu không nộp giấy đề nghị gia hạn đúng thời hạn, doanh nghiệp sẽ không được gia hạn nộp thuế GTGT.

b. Giảm thuế GTGT (VAT) đến hết 2024

Trong năm 2024, chính phủ tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT) đối với một số nhóm ngành cụ thể để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch. Mức giảm 2% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chịu thuế suất VAT từ 10% xuống còn 8%. Các ngành được hưởng ưu đãi bao gồm sản xuất, chế biến thực phẩm, bán lẻ, và một số ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn.
  • Đối tượng áp dụng:
- Hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (Áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại) trừ nhóm:
+ Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kế khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. (Phụ lục I)
+ Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. (Phụ lục II)
+ Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. (phụ lục III)
+ Mặt hàng than tại các khâu khai thác bán ra
  • Mức giảm, lập hoá đơn điều chỉnh
– Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8%. Khi lập hoá đơn GTGT:
+ Tại dòng “thuế suất” thuế GTGT ghi 8%
+ Nếu cùng lúc bán nhiều HHDV có thuế suất khác nhau thì ghi rõ thuế suất của từng HHDV áp dụng các mức thuế suất khác nhau
– Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Khi lập hoá đơn bán hàng:
+ Tại cột “ thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hoá, dịch vụ trước khi giảm
+ Tại dòng” Cộng tiền hàng hoá, dịch vụ” ghi theo số tiền đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú:” đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo nghị quyết số 142/20024/QH15
  • Thời gian áp dụng: Chính sách giảm thuế này sẽ kéo dài đến hết ngày 31/12/2024. 

c. Chính sách thuế GTGT đối với Dịch vụ sửa chữa nếu thực hiện bên ngoài KCX

Ngày 21 tháng 5 năm 2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2155/TCT-CS để giải đáp thắc mắc “Dịch vụ sửa chữa nếu thực hiện bên ngoài khu chế xuất có được áp dụng mức thuế GTGT 0% không?” như sau:
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế suất 0% áp dụng đối với: hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. 
Do vậy, trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ sửa chữa cho doanh nghiệp chế xuất nhưng dịch vụ được thực hiện và tiêu dùng tại Công ty sửa chữa (nằm ngoài khu phi thuế quan) thì không đáp ứng điều kiện hưởng thuế GTGT 0%.

4. Chuyển số thuế GTGT còn được khấu trừ sau khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động

Ngày 15/4/2024, Tổng cục thuế ban hành Công văn số 1569/TCT-KK để giải đáp thắc mắc của người nộp thuế về việc chuyển số thuế GTGT còn được khấu trừ sau khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động như sau:
Trường hợp Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Công ty mẹ, có trụ sở khác thành phố với Công ty mẹ thực hiện chấm dứt hoạt động và chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết đến thời điểm chấm dứt hoạt động nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT thì Chi nhánh được chuyển số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết cho Công ty mẹ để Công ty mẹ tiếp tục kê khai, khấu trừ theo quy định.
e. Thuế GTGT đối với hoạt động Bán quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài
Ngày 24 tháng 5 năm 2024, Tổng cục thuế ban hành Công văn số 2204/TCT-CS nhằm giải đáp thắc mắc của người nộp thuế về chính sách thuế GTGT đối với hoạt động bán quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài như sau: 
  • Trường hợp Công ty xuất khẩu sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất GTGT là 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
  • Tuy nhiên, nếu Công ty có hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài thì thuộc trường hợp không được áp dụng thuế suất GTGT 0% theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC.
Tóm lại, các công ty tại Việt Nam xuất khẩu sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm sẽ được hưởng mức thuế VAT 0%, nhưng việc bán quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài sẽ chịu thuế VAT. Sự phân biệt này có thể tạo áp lực thuế lên các doanh nghiệp này tại Việt Nam.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong năm 2024 mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trường hợp được quy định cụ thể như thế nào?
Do hiện nay vẫn chưa có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2024 nên việc xác định mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với các trường hợp cụ thể được áp dụng theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2020, năm 2022 và năm 2023)

2.1. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 

  • Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%

Theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất từ 32% đến 50% tại mục 1.2 và đối tượng áp dụng thuế suất từ 25% đến 50% tại mục 1.3.
Lưu ý: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề.
  • Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% đến 50%
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh:
- Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm áp dụng thuế suất là 50%.
- Đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.
  • Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% đến 50%
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (được sửa đổi Khoản 1 Điều 67 Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023) thì mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động dầu khí từ 25% đến 50% phù hợp với từng hợp đồng dầu khí: 
Điều 54. Chính sách ưu đãi - Luật Dầu khí 2022
  • Chính sách ưu đãi áp dụng đối với các lô, mỏ dầu khí được thực hiện thông qua hợp đồng dầu khí.
  • Hợp đồng dầu khí đối với lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 10% và mức thu hồi chi phí tối đa 70% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.
  • Hợp đồng dầu khí đối với lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 5% và mức thu hồi chi phí tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.
  • 2.2 Gia hạn thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024

Những đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ 17/6/2024 đến hết 31/12/2024
Xem thêm tại bài viết Những đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, tiền thuế đất từ 17/6/2024 đến hết 31/12/2024.
Thời gian gia hạn: Gia hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 
Căn cứ Điều 6 Nghị định 64/2024/NĐ-CP, việc tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành quy định về gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 được quy định như sau:
- Thời gian tổ chức thực hiện quy định về gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 là từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
- Sau thời gian gia hạn theo quy định nêu trên, thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất được thực hiện theo quy định hiện hành.
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 64/2024/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024
Xem thêm tại bài viết Trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, tiền thuế đất năm 2024.

2.3 Khoản thu từ chênh lệch tỷ giá có được hưởng ưu đãi thuế

Ngày 02 tháng 5 năm 2024, Tổng cục thuế ban hành Công văn số 1794/TCT-CS nhằm giải đáp thắc mắc của người nộp thuế về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu từ chênh lệch tỷ giá như sau: 
  • Đối với khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ nếu liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
  • Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư, bao gồm cả thu nhập từ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực ưu đãi đầu tư cũng được hưởng ưu đãi thuế (khoản 2 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC).

3. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

Ngày 7 tháng 6 năm 2024, Bộ Tài Chính xin trình Chính Phủ Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)​ với những nội dung cơ bản được sửa đổi, bổ sung như sau: 
  • Sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định tại 19 Điều của Luật thuế TNDN hiện hành. 
  • Bỏ 01 Điều của Luật thuế TNDN hiện hành quy định về nơi nộp thuế (Điều 12).
  • Bổ sung 06 Điều quy định về nguyên tắc, đối tượng áp dụng ưu đãi thuế TNDN (Điều 12); về thu thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (từ Điều 19 đến Điều 23). 
Đối với những nội dung sửa đổi, bổ sung, dự thảo Luật đã bám sát theo 07 nhóm chính sách tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNDN đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Quốc hội đồng ý thông qua, bao gồm: 
(1)   Hoàn thiện quy định liên quan đến người nộp thuế và thu nhập chịu thuế TNDN; 
(2)   Hoàn thiện quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN;
(3)   Hoàn thiện quy định liên quan đến việc xác định thu nhập tính thuế TNDN và phương pháp tính thuế; 
(4)   Hoàn thiện quy định về việc xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN;
(5)   Điều chỉnh thuế suất thuế TNDN đối với một số nhóm đối tượng cho phù hợp với các yêu cầu và bối cảnh mới; 
(6)   Hoàn thiện các quy định về ưu đãi thuế TNDN; 
(7)   Áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. 
Dự kiến Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Nói chung, các thay đổi đề xuất trong Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp sẽ mang lại sự rõ ràng và nâng cao sự tuân thủ bằng cách điều chỉnh các quy định, miễn thuế cho một số nguồn thu nhập, đưa ra các ưu đãi mới về thuế và điều chỉnh với các tiêu chuẩn thuế toàn cầu.
4. Quy định mức lương cơ sở và Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Ngày 30/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng. Cụ thể:
- Mức lương cơ sở được điều chỉnh thành 2.340.000 đồng/tháng
- Mức lương tối thiểu tháng tại 4 vùng được quy định như sau: 
  • Vùng I: tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng; 
  • Vùng II: tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng;
  • Vùng III: tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860.000 đồng/tháng;
  • Vùng IV: tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu theo giờ được điều chỉnh như sau:
  • Vùng I  tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ;
  • Vùng II từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ;
  • Vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ;
  • Vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Những thay đổi trong chính sách thuế năm 2024 sẽ có tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh phục hồi kinh tế. Doanh nghiệp cần cập nhật và thực hiện đúng các quy định mới để tận dụng những lợi ích từ chính sách thuế này.











 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hướng dẫn thực hiện hoá đơn đúng luật cho Doanh nghiệp Xăng dầu năm 2024

Hướng dẫn thực hiện hoá đơn đúng luật cho Doanh nghiệp Xăng dầu năm 2024

Tất cả doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đều bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử cho mọi giao dịch bán hàng, không phân biệt giá trị. Điều này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần nắm rõ quy định, thủ tục để thực hiện đúng luật, tránh rủi ro xử phạt và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi.
Bài viết này sẽ cung cấp cẩm nang chi tiết về cách thức xuất hóa đơn điện tử đúng luật cho doanh nghiệp xăng dầu trong năm 2024.

Xem tiếp...